Noel và những câu chuyện chưa kể

Chữ Giáng sinh nguồn gốc từ chữ natalis, nghĩa là ngày sinh ra đời. Đặc biệt là hồi mới có Thiên chúa giáo, không có Noel. Thật vậy, Thánh kinh không nói rõ ngày Giáng sinh. Có vài Giáo hoàng định ngày sinh của Chúa Jésus khoảng tháng 3 hay tháng 4.

Lễ giáng sinh


Noel được phát minh năm 354 khi Giáo hoàng Liberus muốn biến đổi cách tôn thờ Thần Mithras mà người ta sùng bái mỗi lần Ðông chí dưới dạng một bé sơ sinh, được thay thế bởi sự sinh ra đời của Chúa Jésus. Ðể khỏi bị lộn, ông đã lấy ngày 25 tháng 12 cho lễ này.

Tương truyền lúc Chúa vừa chào đời thì trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm. Từ các vùng phía đông xa xôi nay thuộc lãnh thổ Iran và Syria, có 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao tìm tới chắc chắn sẽ gặp phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó, ba vị tìm theo sự dẫn đường của ánh sáng để đến được hang đá thành Bethelem nơi Chúa đã ra đời. Ba vị này thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên Chúa các phẩm vật trầm hương và vàng bạc châu báu.

Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, cơ sở tôn giáo trong đêm Giáng sinh để nhớ đến sự tích trên. Do ý nghĩa ngôi sao còn tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.

Nếu Noel được phát minh vào ngày 25/12/354, thì Cây Noel được phát minh rất trễ sau này.

Cây thông Noel

Người ta kể rằng vào thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Đức, Thánh Boniface (sinh năm 680), muốn thuyết phục các tu sĩ Đức tại vùng Geismar rằng cây sồi không phải là một loài cây thiêng liêng. Ông đốn một cây sồi và khi cây ngã, nó đè tan nát hết tất cả mọi vật, trừ một cây thông non.Từ huyền thoại này, chuyện kể thêm rằng Thánh Boniface đã cho rằng sự ngẫu nhiên trong sáng đó là một phép lạ và tuyên bố kể từ nay, ta gọi tên cây này là cây Chúa Hài đồng Jésus. Từ đó người ta trồng cây thông con để làm lễ Giáng sinh. Người ta gọi cây thông là cây Noël lần đầu tiên tại Alsace vào năm 1521.Thế kỷ thứ XIV, người ta trang trí cây thông bằng những quả táo đỏ của bà Eve, kẹo và bánh. Cũng vào thời kỳ đó, một ngôi sao trên đỉnh cây tượng trưng cho ngôi sao Bethleem bắt đầu được phổ biến.



Cây Noël được thịnh hành nhất vào thế kỷ thứ 19. Cây Noël cũng được những nước Áo, Thụy Sĩ, Phần Lan, Hòa Lan tán thưởng trong thời kỳ này. Hiện nay, khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ Giáng sinh và chưng cây Noël.
Giờ đây cây Noël là hạnh phúc của mọi người, từ trẻ con cho tới người già.

Ông già Noel


Santa Claus là một nhân vật đã tồn tại rất lâu trong lịch sử của thế giới phương tây. Nhưng, làm thế nào mà thế giới hiện đại lại biết đến ông như là một biểu tượng nhiều tính đại chúng đến thế? và có phải ông luôn đặt các món quà vào những chiếc tất được treo trên cây giáng sinh cho bọn trẻ không?



Xưa, vào khoảng thế kỷ thứ 4 sau công nguyên, tại một vùng đất thuộc Tiểu Á mà ngày nay có tên là Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ), có một vị tu sĩ tên là Nicholas. Ông là người nổi tiếng sề sự hào phóng và rộng lượng của mình đặc biệt là với những đứa trẻ, ông yêu thích việc làm cho những đứa trẻ được hạnh phúc và thường xuyên tặng quà cho những đứa trẻ nghèo khó, đôi khi bằng cách ném những món quà đó qua cửa sổ nhà chúng.
Sau khi Nicholas qua đời, ông được phong thánh và ngày thánh Nicholas được lấy là ngày 06/12 hằng năm tại nhiều quốc gia. Ông trở thành vị thánh bảo trợ cho những đứa trẻ và của cả những người đi biển.


Tại Hà lan, tên của thánh được đọc là Sinter Nikolass và sau này được đọc ngắn lại là SinterKlaas và khi người Hà lan nhập cư vào Mỹ, tên gọi này được tiến hoá thành Santa Claus như chúng ta vẫn đọc ngày nay. Vị thánh của người Hà lan cũng có một chòm râu dài, mặc một chiếc áo choàng đỏ có viền lông trắng. Thánh thường đặt những món quà của mình cho những đứa trẻ ngoan trong những đôi giày của chúng chứ không phải là những chiếc tất hay dưới gốc cây giáng sinh như chúng ta vẫn thấy ngày nay.

Về hình ảnh ông già Noel hiện đại, béo tốt, mặc áo đỏ viền lông trắng, râu dài và luôn thường trực nụ cười nhân hậu mà chúng ta vẫn bắt gặp vào những mùa giáng sinh bây giờ thực chất là hình ảnh ông già Noel đã được “Mỹ hoá” và công lao đó thuộc về một hoạ sĩ vẽ tranh hoạt hình sống lại Mỹ vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Ông đã xây dựng lại hình ảnh ông già Noel đầy thân thiện và hằng năm, cứ vào mùa giáng sinh lại cưỡi xe tuần lộc mang quà cho những đứa trẻ qua đường ông khói và đặt quà vào những chiếc tất được treo trên những cây giáng sinh.

Tuy nhiên, để hình ảnh của ông già Noel được biết đến và phổ biến trên toàn cầu ngay cả tại những nước Á đông, chính là nhờ công lao của hãng nước ngọt Coca Cola, khi hang này dùng hình ảnh của ông già Noel làm biểu tượng chính cho một chương trình quảng bá sản phẩm trên quy mô toàn cầu của mình. Chính nhờ điều này mà hình ảnh của ông già Noel hầu như được người dân của mọi quốc gia trên thế giới biết đến. Và điều đó cũng lý giải vì sao màu sắc chủ đạo của sản phẩm Coca Cola lại là hai màu trắng và đỏ.

0 nhận xét: