Bộ tem hình tròn về Quần đảo Pitcairn nhìn từ vệ tinh

Quần đảo Pitcairn (tiếng Pitkern: Pitkern Ailen), tên gọi chính thức: Pitcairn, Henderson, Ducie và Oeno, là một quần đảo nằm ở Nam Thái Bình Dương. Quần đảo là lãnh thổ hải ngoại của Anh (thuộc địa cũ của Anh), là vùng đất cuối cùng của Anh ở Thái Bình Dương. Chỉ có Đảo Pitcairn - đảo lớn thứ nhì - là có người ở.

Quần đảo nổi tiếng nhất do nó là ngôi nhà của những hậu duệ của những người nổi loạn trên tàu Bounty và những người Tahiti đi cùng họ, một sự kiện được thuật lại trong nhiều cuốn sách và phim truyện. Câu chuyện vẫn còn rõ ràng do họ của nhiều cư dân trên đảo. Với chỉ 50 cư dân (từ chín gia đình), Pitcairn cũng đáng chú ý vì là vùng đất có chính quyền ít dân nhất thế giới (mặc dù nó không phải là quốc gia độc lập). Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Phi thuộc địa hóa liệt Quần đảo Pitcairn vào Danh sách các Vùng lãnh thổ không có chính quyền tự trị của Liên Hiệp Quốc. (theo Wikipedia)



Vệ tinh nhân tạo DigitalGlobe’s QuickBird được phóng vào quỹ đạo năm 2002 ở độ cao 450 km so với mực nước biển. Những hình ảnh được chụp từ vệ tinh này có độ phân giải 60cm cho phép nhìn rõ những vật thể trên bề mặt Trái Đất bao gồm nhà cửa, đường xá, thậm chí là hàng rào.

Được trang bị 2 camera tự động: một camera cảm biến chia độ 60cm và một cảm biến màu 2.4m. Nhưng hình ảnh thu được từ 2 camera này được sử dụng để tính toán, giám sát, phân tích và cung cấp rất nhiều ứng dụng bao gồm: điều chỉnh hiệu quả của việc tưới tiêu trong nông nghiệp, giám sát ảnh hưởng của việc khai thác mỏ với môi trường, vẽ bản đồ, thay đổi sự nhận thức và phân tích, đối phó với những tình huống khẩn cấpvà quyết định tốc độ sinh trưởng của thực vật.

Một trong những ưu điển lớn của vệ tinh DigitalGlobal là khả năng chụp những vùng rộng lớn trên bề mặt trái đất với mọi góc độ. Điều này đặc biệt hữu ích khi những vùng hẻo lánh hay những khu vực đang phát triển thiếu nguồn thông tin. Thư viện ảnh của DigitalGlobal là những bức ảnh toàn diện và luôn được cập nhập về trái đất. Từ 2002, Quickbird đã thu được hình ảnh về 340 triệu km2 mặt đất và biển, với gần 1 triệu km2 mỗi tuần.

Bộ phận mới nhất trên DigitalGlobe là vệ tinh nhân tạo WorldView-1. Được phóng từ 9/2007, cho phép chụp những hình ảnh với độ phân giải cao nhất hiện nay - 50cm. Khả năng chụp với tốc độ cao và lưu trữ trực tiếp trên bo mạch cho phép chụp lại trên cùng một vị trí là 1,7 ngày, WorldView-1 có thể thu thập được hình ảnh với độ phân giải cao của vùng diện tích 750.000 km2 (tương đương 200.000 dặm) mỗi ngày. WorldView-1 có thể chụp hình ảnh trên máy thu phát, với nhiều bức ảnh nhỏ của 1 khu vực và có thể cùng phối hợp trong không gian 3 chiều. WorldView-2, vệ tinh nhân tạo thứ 2 trong hệ thống chụp hình DigitalGlobe dự kiến được phóng vào cuối năm 2008.

0 nhận xét: