Những con tem đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam

Ngày 13/3/1863, Đô đốc Bonard mở bưu cục chánh Sài Gòn, nhưng mãi đến ngày 1/1/1864 dân chúng mới thực sự được phép sử dụng các tiện ích và dịch vụ của cơ sở Bưu điện này.

Bưu cục chánh Sài Gòn do ông Goubeaux, một nhân viên phát ngân của ngân khố đảm nhận, mở cửa một ngày 2 lần (sáng từ 7-9 giờ, chiều từ 3 đến 5 giờ). Công việc phát thư được thực hiện một ngày 2 lần sáng và chiều. Năm 1863, con tem thư đầu tiên được phát hành ở Đông Dương ghi giá tiền bằng đồng Franc từ 0,01 đến 0,4 Franc, in hình chim phượng hoàng (l’aigle impérial ) biểu hiệu của Hoàng đế Napoleon đệ tam. Năm 1877, ngoài gửi thư từ, Bưu điện mở thêm dịch vụ bưu phiếu (Mandat Postale) trao đổi giữa nước Pháp và thuộc địa, giới hạn tới 500 Franc.

Năm 1882, các loại tem thư đã bắt đầu được in giá bằng đồng bạc Việt Nam song song với đồng Franc. Năm 1889, phát hành loại tem đặc biệt về Đông Dương. Từ 1920 đến 1927, liên tiếp nhiều loại tem mới được phát hành giá từ 0,1 đến 2 đồng như loại tem Phụ nữ Nam kỳ búi tóc (còn gọi là tem Cô Ba), Chùa Thiên Mụ, Vịnh Hạ Long, Đế Thiên Đế Thích, Tháp Luông.

Từ tháng 1 đến tháng 3/1929 thiết lập đường hàng không bưu chính để liên lạc thư tín giữa Pháp và Đông Dương bằng máy bay. Danh từ phụ phí máy bay (Surtaxe Soorienne) xuất hiện vào thời kỳ này: Mỗi thư gửi bằng máy bay nặng tới 10 gr phải trả thêm một phụ phí là 0,8 đồng. Sau đó đường thư máy bay trong nước cũng được thiết lập do Công ty Hàng không Pháp phụ trách, với các chuyến bay Hà Nội – Sài Gòn, Nha Trang - Đà nẵng – Vinh – Hà Nội.

Từ năm 1931 trở đi, Bưu chính phát hành thêm loại “Tem công vụ” (Timbre Service) dành cho sự vận chuyển các thư từ công sở. Năm 1936 loại tem này bị bãi bỏ và thay bằng bưu phí trả khoán (Taxe forfai taire).

Từ năm 1936 đến 1939, thêm nhiều loại tem mới được phát hành như hình vua Bảo Đại, Hội chợ Triển lãm Quốc tế tại Pari, Kỷ niệm 150 Cách mạng Pháp...

Con tem đầu tiên do nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phát hành năm 1946. Tiếp sau đó, Việt Nam liên tục phát hành những bộ tem theo chuyên đề vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước.

0 nhận xét: